-‘๑’-.::Forum trường THPT Tháp Chàm::.-‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

-‘๑’-.::Forum trường THPT Tháp Chàm::.-‘๑’-


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửi cuối
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 17/1/2016 18/1/2016 19/1, Mu ra ngày 17/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 16/1/2016 17/1/2016 18/1,opEn Beta ngày 16/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM, Mu Open ngày 15/1/2016 16/1/2016 17/1, Mu ra mắt ngày hôm nay 15/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 14/1/2016 15/1/2016 16/11,Mu Open ngày hôm nay 14/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 13/1/2016 14/1/2016 15/11, Mu ra ngày 14/1/2016
Mu QUYỀN LỰC.VN, MU OPEN NGÀY 23/12 24/12 25/12 , MU RA NGÀY 23/12 24/12 25/12, MU MỚI RA NGÀY 23/12 24/12 25/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 23/12 24/12 25/12
Mu QUYỀN LỰC.VN MU OPEN NGÀY 20/12 21/12 22/12, MU MỚI RA NGÀY 20/12 21/12 22/12, MU MỚI RA OPEN NGÀY 20/12 21/12 22/12
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 17/12 18/12 19/12/2015, Mu ra ngày 17/12
LãNH ĐỊA MU. NET, MU OPEN NGÀY 12/12 , MU RA NGÀY 12/12, MU MỚI RA NGÀY 12/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 12/12
LãNH ĐỊA MU. NET, MU OPEN NGÀY 8/12 9/12 , MU RA NGÀY 8/12 9/12, MU MỚI RA NGÀY 8/12 9/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 8/12 9/12
LãNH ĐỊA MU. NET, MU OPEN NGÀY 5/12 6/12 7/12 , MU RA NGÀY 5/12 6/12 7/12, MU MỚI RA NGÀY 5/12 6/12 7/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 5/12 6/12 7/12
LÃNH ĐỊA MU. NET, MU MỚI RA OPEN NGÀY 4/12 5/12 6/12 , MU OPEN NGÀY 4/12 5/12 6/12 , MU RA NGÀY 4/12 5/12 6/12
MUHÀNỘI 24H.COM,MU Open ngày 1/12 2/12 3/12/2015,MU open ngày hôm nay 1/12/2015
LÃNH ĐỊA MU.NET, MU OPEN NGÀY 30/11 , MU MỚI RA NGÀY 30/11 , MU RA NGÀY 30/11 , MU MỚI OPEN NGÀY 30/11 LÃNH ĐỊA MU.NET, MU OPEN NGÀY 30/11 , MU MỚI RA NGÀY 30/11 , MU RA NGÀY 30/11 , MU MỚI OPEN NGÀY 30/11
LãNH ĐỊA MU.NET,MU OPEN NGÀY 30/11 , MU RA NGÀY 30/11 MU MỚI RA NGÀY 30/11 , MU MỚI OPEN NGÀY 30/11 , MU MỚI RA OPEN NGÀY 30/11

















Share | 
  VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬNXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Bài gửiTiêu đề: VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬNVÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN I_icon_minitime14/5/2010, 19:42
VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN Thtx_01VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN Thtx_02VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN Thtx_03
VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN Thtx_04Mr.TàiVÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN Thtx_06
VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN Thtx_07VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN Thtx_08VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN Thtx_09
Mr.Tài
Admin

Admin

http://teen12b1.forum3.info
Thông tin thành viên :
Click ! Nam Song Ngư Tổng số bài gửi : 247
TCcoin: : 26349
Thanks : 3
Birthday 08/03/1991
Tham gia ngày : 07/05/2010
Tuổi : 33
Đến từ Thiên Đình

Chủ đề : VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN
--------------------------------------------------


Nói đến người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận ngày nay, người ta nghĩ
ngay đó là cư dân bản địa, sinh tụ rất lâu đời ở vùng đất Panduranga
thuộc miền nam vương quốc Champa cổ đại - vương quốc biến mất trên bán
đảo Đông Dương vào nửa đầu thế kỷ 19 với sự kiện lịch sử: biến cố của
vương quốc Champa vào thời Minh Mạng thập ngũ niên 1934. Vào
thời kỳ ấy, nhiều làng mạc Chăm trên vùng đất Phan Rang không còn
nguyên vẹn, tản mác vào núi rừng sâu thẳm. Nhiều nơi đã lên tận Đơn
Dương ngày nay (Dran). Nhiều phong tục tập quán truyền thống đã bị mai một và biến dạng bởi chính sách đồng hóa của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Đến
thời Thiệu Trị, chính sách hà khắc của triều đình phong kiến mới được
nới rộng và làng mạc Chăm ở vùng đất này mới được hồi sinh trở lại. Văn
Lâm là một trong những làng Chăm cùng chịu số phận với những làng Chăm
khác ở miền đất cuối cùng của vương quốc Chăm. Như đã nói trên, làng Chăm Văn Lâm được hình thành từ sau thời vua Thiệu Trị - nhà Nguyễn. Lần theo di chỉ, nhất là những khu mộ
táng cách đây hàng trăm năm, chúng ta thấy rằng làng Văn Lâm đã thổ
táng người quá cố ở 2 nơi cách xa nhau hàng chục cây số với tục danh là
Ghur Dil thuộc xã Phước Dinh (Sơn Hải) và Cà Ná thuộc xã Phước Diêm,
huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Có lẽ người Chăm Văn Lâm quy ấp lập
làng như hiện nay vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bởi hiện
nay, một số dòng tộc của người Văn Lâm xưa vẫn còn ngụ cư ở nơi làng
khác cách đó từ 8-10km, như làng Hữu Đức, Vụ Bổn… thuộc huyện Ninh
Phước ngày nay. Vào nửa đầu thập kỷ XX của thế kỷ XX, người Chăm Văn Lâm tụ cư trên một vùng gò đất tương đối cao, gần đập Kiak
hiện nay. Với sự kiện thực dân Pháp thành lập đường sắt Phan Rang - Sài
Gòn, đặc biệt với sự có mặt của một số người Việt buôn bán, một vài hộ
người Chăm đã di dời về phía đông - cũng trên vùng đất gò cạnh một cái
bàu rộng khỏang 2ha, nên mới có tục danh là Xóm Bàu. Qua
một thời kỳ không dài - khoảng 100 năm, Văn Lâm đã hình thành 2 vùng tụ
cư cách xa nhau bởi cánh đồng lúa nước không rộng, có đường thống nhất
A1 chạy qua. Hiện nay người Chăm Văn Lâm gọi nhau với tục danh: người Văn Lâm xóm ngoài - Tambôk Gah, người Văn Lâm xóm giữa - Tambôk Krưh, và người Văn Lâm xóm trên - Răm Ngaok. Người
Chăm Văn Lâm tuy phân biệt xóm trên, xóm dưới, xóm giữa nhưng họ thương
yêu đùm bọc lẫn nhau qua những thăng trầm của dân tộc. Văn Lâm, tên đất do chế độ phong kiến nhà Nguyễn đặt cho vào những năm nữa cuối thế kỷ XIX. Tên Chăm của vùng đất này là palei răm.
Palei: làng, răm: rừng già. Qua tục danh ấy, chúng ta có thể hình dung
được làng Chăm Văn Lâm hình thành giữa rừng già bao bọc. Trên vùng đất tụ cư làng Văn Lâm hiện nay, xung quanh có rất nhiều phế tích đền đài, lăng tẩm của vương quốc Chăm xưa với YANG DRAI
nổi tiếng bị đạo quân Java đốt phá vào thế kỷ VIII. Năm 1997, người dân
ở đây đã tìm thấy những bức tượng Visnu còn nguyên vẹn và nhiều đồ
dùng, gốm sứ khác, những gò đất rộng hơn hecta rải rác là những gò gạch
Chăm thường dùng để xây dựng đền tháp. Ngày nay, làng
Chăm Văn Lâm là một trong 3 làng Chăm lớn có số dân trên dưới 10.000
người. Cụ thể: có 1.182 hộ với 7068 nhân khẩu. Hầu hết trên 90% nhà cửa ở đây được xây dựng kiên cố.Về kinh tế: 85% dân số làm nghề nông: trồng trọt, chăn nuôi. Về thiết chế xã hội:Người
Chăm Văn Lâm ảnh hưởng văn hóa Hồi giáo, đậm nét văn hóa bản địa. Hai
nền văn hóa ấy chi phối khá rõ nét đời sống xã hội của người Chăm ở
đây: theo chế độ mẫu hệ, trong làng có thánh đường, và hàng năm diễn ra
nhiều lễ hội đậm nét tín ngưỡng dân gian. Người Chăm Văn
Lâm xây dựng làng palei trên sự cố kết của các dòng tộc, bố trí - cấu
trúc khuôn rào liên cư theo trục nam - bắc và cửa ra vào khuôn viên nhà
được mở theo hướng tây - nam. Vì theo họ đó là hướng sinh tạo của con
người. Trên đây là những nét khái quát về mảnh đất và con
người ở làng Chăm Văn Lâm thuộc xã phước nam, huyện Ninh Phước, tỉnh
Ninh Thuận - một trong những mảnh đất đã trải qua nhiều biến động của
lịch sử, nhưng con người ở đây đã và đang cố gắng xây dựng cuộc sống
ngày càng tốt đẹp. BT: Isvan Một số hình ảnh:
VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN IMG0207A
canh dong lua chin
VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN IMG0208A
đường vào Văn Lâm 4
VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN IMG0209A
Thánh đường Islam
chụp bằng điện thoại di động nên không được rõ cho lắm
VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN IMG0211A
Con đường quốc lộ Á chia đôi làng Văn Lâm

Về Đầu Trang Go down
 

VÀI NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG VĂN LÂM - NINH THUẬN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trả lời nhanh - Quick reply
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’-.::Forum trường THPT Tháp Chàm::.-‘๑’- :: Quê hương ta đó :: Hình ảnh quê hương-
 


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất