-‘๑’-.::Forum trường THPT Tháp Chàm::.-‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

-‘๑’-.::Forum trường THPT Tháp Chàm::.-‘๑’-


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửi cuối
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 17/1/2016 18/1/2016 19/1, Mu ra ngày 17/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 16/1/2016 17/1/2016 18/1,opEn Beta ngày 16/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM, Mu Open ngày 15/1/2016 16/1/2016 17/1, Mu ra mắt ngày hôm nay 15/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 14/1/2016 15/1/2016 16/11,Mu Open ngày hôm nay 14/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 13/1/2016 14/1/2016 15/11, Mu ra ngày 14/1/2016
Mu QUYỀN LỰC.VN, MU OPEN NGÀY 23/12 24/12 25/12 , MU RA NGÀY 23/12 24/12 25/12, MU MỚI RA NGÀY 23/12 24/12 25/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 23/12 24/12 25/12
Mu QUYỀN LỰC.VN MU OPEN NGÀY 20/12 21/12 22/12, MU MỚI RA NGÀY 20/12 21/12 22/12, MU MỚI RA OPEN NGÀY 20/12 21/12 22/12
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 17/12 18/12 19/12/2015, Mu ra ngày 17/12
LãNH ĐỊA MU. NET, MU OPEN NGÀY 12/12 , MU RA NGÀY 12/12, MU MỚI RA NGÀY 12/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 12/12
LãNH ĐỊA MU. NET, MU OPEN NGÀY 8/12 9/12 , MU RA NGÀY 8/12 9/12, MU MỚI RA NGÀY 8/12 9/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 8/12 9/12
LãNH ĐỊA MU. NET, MU OPEN NGÀY 5/12 6/12 7/12 , MU RA NGÀY 5/12 6/12 7/12, MU MỚI RA NGÀY 5/12 6/12 7/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 5/12 6/12 7/12
LÃNH ĐỊA MU. NET, MU MỚI RA OPEN NGÀY 4/12 5/12 6/12 , MU OPEN NGÀY 4/12 5/12 6/12 , MU RA NGÀY 4/12 5/12 6/12
MUHÀNỘI 24H.COM,MU Open ngày 1/12 2/12 3/12/2015,MU open ngày hôm nay 1/12/2015
LÃNH ĐỊA MU.NET, MU OPEN NGÀY 30/11 , MU MỚI RA NGÀY 30/11 , MU RA NGÀY 30/11 , MU MỚI OPEN NGÀY 30/11 LÃNH ĐỊA MU.NET, MU OPEN NGÀY 30/11 , MU MỚI RA NGÀY 30/11 , MU RA NGÀY 30/11 , MU MỚI OPEN NGÀY 30/11
LãNH ĐỊA MU.NET,MU OPEN NGÀY 30/11 , MU RA NGÀY 30/11 MU MỚI RA NGÀY 30/11 , MU MỚI OPEN NGÀY 30/11 , MU MỚI RA OPEN NGÀY 30/11

















Share | 
  AN NHƠN XƯA VÀ NAYXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Bài gửiTiêu đề: AN NHƠN XƯA VÀ NAYAN NHƠN XƯA VÀ NAY I_icon_minitime14/5/2010, 18:47
AN NHƠN XƯA VÀ NAY Thtx_01AN NHƠN XƯA VÀ NAY Thtx_02AN NHƠN XƯA VÀ NAY Thtx_03
AN NHƠN XƯA VÀ NAY Thtx_04Mr.TàiAN NHƠN XƯA VÀ NAY Thtx_06
AN NHƠN XƯA VÀ NAY Thtx_07AN NHƠN XƯA VÀ NAY Thtx_08AN NHƠN XƯA VÀ NAY Thtx_09
Mr.Tài
Admin

Admin

http://teen12b1.forum3.info
Thông tin thành viên :
Click ! Nam Song Ngư Tổng số bài gửi : 247
TCcoin: : 26349
Thanks : 3
Birthday 08/03/1991
Tham gia ngày : 07/05/2010
Tuổi : 33
Đến từ Thiên Đình

Chủ đề : AN NHƠN XƯA VÀ NAY
--------------------------------------------------


1. Vị trí địa lý:
Xã Xuân Hải nằm về phía Tây huyện Ninh Hải, giáp phường Đô Vinh của Thị
xã Phan Rang- Tháp Chàm, cách Phan Rang khoảng 10 km theo Quốc lộ 1A.
Ranh giới hành chính như sau: phía Đông Bắc giáp xã Tân Hải, phía Đông
Nam giáp xã Hộ Hải và xã Thành Hải, phía Tây Nam giáp Phường Đô Vinh,
Thị xã Phan Rang- Tháp Chàm, phía Tây Bắc giáp xã Phước Trung, huyện
Bác Ai. Xã Xuân Hải, gồm các thôn: An Nhơn, An Xuân, Phước Nhơn, An
Hòa, Thành Sơn.
An Nhơn là một
thôn người Chăm thuộc xã Xuân Hải - huyện Ninh Hải- tỉnh Ninh Thuận có
tổng số dân: 1936 người. Là một trong số thôn nằm tại trung tâm của xã
Xuân Hải, có ranh giới liền kề với thôn An Xuân và cách Quốc lộ 1A hơn
1km về hướng Đông, song song với đường tỉnh lộ nối từ cầu Lương Cách
trên Quốc lộ 1A. Làng An Nhơn được xây dựng trên vùng đất bằng phẳng,
có diện tích 2152ha , giữa những cánh đồng bao la trù phú chạy dọc kênh
Bắc.

AN NHƠN XƯA VÀ NAY P1160571
cõi tâm linh (ảnh: isvan)

2. An nhơn xưa…
An Nhơn là một
thôn có hai địa bàn dân cư sinh sống. Khu dân cư trung tâm đã hình
thành từ lâu đời và một khu dân cư giãn dân sau giải phóng năm 1975,
nằm sát bờ kênh Bắc, giáp với thôn Phước Nhơn về hướng Bắc.
Thôn
An Nhơn có thể được xem là một vị trí rất thuận lợi trong phát triển
nông nghiệp như một bức tranh sơn thủy, với cánh đồng lúa bao la, màu
mỡ, phì nhiêu được bao bọc bởi con suối Màng Màng uốn khúc lượn quanh
bên làng, với dòng nước trong xanh của kênh Bắc chạy ngang, là nguồn
nước tưới tiêu chủ yếu của cánh đồng làng, đem lại cuộc sống ấm no cho
bao người dân. Là một thôn thuần nông với những vườn nho trĩu nặng quả,
những trại chăn nuôi gia súc có sừng như: bò, dê, cừu… những “con trâu
sắt” phun khói trong những ngày mùa vui vẻ nhộn nhịp hòa trong tiếng
cười vui ấm áp của bao người nông dân. Tất cả như một biểu hiện về một
cuộc sống ấm no hạnh phúc của người dân thôn nhà. Chính lẽ đó, cảnh quê
thôn đã đi vào lời hát như một lời tự tình về quê hương: “Làng An Nhơn
có dòng kênh xanh lơ lững uốn quanh, mái trường xinh xinh vang tiếng
học trò, bến nước chiều êm đôi trai gái hẹn hò…” (Nhạc sĩ AmưNhân).

AN NHƠN XƯA VÀ NAY P1160374
Thiêú nữ Chăm (ảnh: isvan)

Thôn An Nhơn là
một trong những làng Chăm đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, qua những bước
thăng trầm của lịch sử. Từ các triều đại Chiêm quốc của thế kỷ XVI, đến
các thời vua Lê - chúa Trịnh (Đàng trong- Đàng ngoài) và các triều đại
Tây Sơn đến nhà Nguyễn phong kiến, rồi lại chịu ách đô hộ của thực dân
Pháp xâm lược.
Tuy không
thấy văn bản nào lưu truyền chứng minh cho sự tồn tại qua các thời kỳ
trên, nhưng qua các hiện vật cổ, qua những chuyện kể dân gian, những
khu mộ cổ còn tồn tại rãi rác từ các vùng ven biển đi lên vùng dân cư
trung tâm cho ta hình dung được sự hình thành của nó.
Thuở
xưa, người Chăm là một bô tộc chuyên sống bằng nghề biển. Căn cứ vào
địa hình khu gò, có tục danh là “Blang Dara” nằm ở hướng Đông bắc Đầm
Vua và khu mộ cổ nằm sát bờ biển thuộc xã Nhơn Hải (nay) tục gọi là
“Khôr thàns” mà hiện ngày nay bà con ba làng An Nhơn, Phước Nhơn và
Lương Tri vẫn còn thường xuyên tảo mộ để thờ phụng ông bà tổ tiên trong
những ngày tết cổ truyền dân tộc Chăm theo đạo Bà Ni.
Theo
truyện kể của một dòng họ người Chăm, ở thôn Bỉnh Nghĩa truyền rằng:
“Xưa kia có một trung tâm dân cư Chăm Bà Ni sống rải rác từ ven biển
thôn Mỹ Tân kéo dài đền khu gò cao Blang Dara thuộc địa phận Khánh
Tường (nay đã thành đồng muối), người dân chuyên sống bằng nghể biển.
Trong triều chiến quốc Pômưtaha (tức cha vợ của Pôrômê) thời gian
khoảng trước năm 1627 (theo lời kể của các cụ già trong thôn An Nhơn).
Như
vậy, có thể khẳng định rằng: khu trung tâm dân cư dọc theo bờ biển vùng
xã Nhơn Hải (nay) chắc chắn đó là làng An Nhơn cổ đã có gốc từ đó. Do
vậy mà vào thời nhà Nguyễn có chính sách thu thuế nông nghiệp từ An
Nhơn đến tân Mỹ Tường.
Cuộc
di dân lần đầu từ vùng địa danh xã Nhơn Hải (ngay nay) đến lập làng tại
vùng đất Văn Sơn, trên khu đất có tục danh là “Panưh Ròn” vẫn còn đến
ngày nay. Hiện tại, cả ba làng Chăm theo đạo Bà Ni: An Nhơn, Phước Nhơn
và Lương Tri cứ năm hết tết đến vẫn thường xuyên đi tảo mộ để thờ phụng
ông bà tổ tiên.
Cuộc di
dân lần thứ hai là sự chuyển về vùng đầm lầy thuộc khu vực Đầm Nại, ven
theo triền núi Cà Đú về hướng Bắc lập nên một khu dân cư. Với cuộc di
dân lần này, một bộ phận người Chăm chuyển đến phía Tây tháp Pôklong
Girai lập làng ở vùng đất Lương Thạch xưa và thành lập thôn Lương Tri
(nay). Đó là thời gian bước vào thế kỷ thứ XVII.
Trong
cuộc di dân lần này, cánh đồng Hamupar tọa lạc ở vùng Gò Đền trở ra do
người Chăm khai khẩn nên mãi đến năm 1954 người dân An Nhon vẫn còn
canh tác trên cánh đồng này mà người Kinh còn quen gọi là đồng Carài.
Chính ở đây có di tích khu mộ cổ là “
Khor Pa Thàn” cũng được người dân An Nhơn thờ phụng nhang khói. Hiện
nay, di tích mộ cổ không còn nữa do người Kinh ở Hộ Diêm di dân từ Bình
Định vào lập làng và những khu mộ cổ dần dần bị phá hủy.

Cuộc di dân cuối cùng là vào
khoảng năm 1962 sau các cuộc đánh dẹp các quân phiến loạn chống triều
đình nhà Nguyễn. Người dân đã bồng bế, dắt nhau chạy về định cư ở vùng
dất cao có tục danh là Pamblap cạnh suối Màng Màng ngày nay. Làng An
Nhơn còn có tên gọi địa danh là “Plei Pamlap”. Với tên gọi địa danh này
mà ngày nay mọi người đều quen với tên gọi chung cho cả làng là “Bà
Láp”.
Căn cứ vào địa bàn
triều Nguyễn lấy mốc từ thời Gia Long thứ tư đến thời vua Minh Mạng thứ
17 là rất đáng tin cậy (theo trang 295- phần III trong Lương Tri viết): Làng An Nhơn: Đông giáp địa phận thôn Dư Khánh và Phương Cựu, Tây - Nam giáp thôn Thành Ý, Bắc giáp rừng đồi.
Ngược
dòng thời gian, chúng ta có thể xác định quá trình di dân lập làng An
Nhơn là những năm của thế kỷ thứ 17 (tức vào khoảng năm 1660- 1662).
Trải dài theo thời gian, mãi đến năm 1900 với nhu cầu cấp thiết về đời
sống, về đất ở, một bộ phận dân tộc họ trong làng An Nhơn theo ông
Pôlàu giãn dân về lập làng Phước Nhơn (ngày nay) mà tục danh người dân
tộc Chăm thường quen gọi là “Palei Pamlap Barau” (xóm mới).
Đến
năm 1979 (sau giải phóng 1975), đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đất ở,
người dân thôn An Nhơn, đa số là gia đình trong thế hệ trẻ đã giãn dân
về vùng đất “Atâu Kaok” (khu vực địa bàn thứ hai của thôn An Nhơn ngày
nay còn có tên gọi là khu kinh tế An Nhơn). Những ngày đầu chỉ rất ít
dân cư đến sinh sống, có thể kể đến hai hộ gia đình đầu tiên đã đến cất
những mái nhà tranh mở ra một khu dân cư đông đúc như bây giờ đó là
ông: Đạo Rài Tồn và Đạo Rài Trí.
Như
vậy, trong suốt chế độ phong kiến thời nhà Nguyễn và trước năm 1945, An
Nhơn có khi thuộc tỉnh Bình Thuận, có khi thuộc tỉnh Khánh Hòa rồi trở
về tỉnh Ninh Thuận vào thời Bảo Đại thứ 17 năm 1942. Trong quá trình
phân chia khu vực hành chính, An Nhơn trực thuộc huyện An Phước, một
huyện được triều đình nhà Nguyễn dành cho ông Huyện người Chăm cai quản
và các làng Chăm trong Tỉnh đều thuộc huyện An Phước. Tổng Lương Tri
gồm các thôn Chăm: An Nhơn, Bỉnh Nghĩa, Lương Tri, Lương Thạch.
Sau
tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, cuộc cách mạng thành công với thắng lợi,
mở một kỷ nguyên mới cho nền độc lập nước nhà. An Nhơn thuộc về chính
quyền Cách mạng. Sau đó qua năm 1946, thực dân Pháp tiếp tục trở lại
đặt ách thống trị.
Đến năm 1954 giải phóng miền Bắc, nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời và tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Ơ
miền nam Mỹ hất cẳng Pháp lập nên chính phủ bù nhìn Mỹ- Diệm. Lúc này,
làng An Nhơn được tách khỏi huyện An Phước và xác lập vào huyện Bửu Sơn
thuộc xã Tri Phước bao gồm các thôn: An Nhơn, Phước Nhơn, Thành ý và Mỹ
Nhơn.Sau
ngày đất nước hoàn toàn giải phóng 30/4/1975 An Nhơn thuộc tỉnh Ninh
Thuận rồi thuộc tỉnh Thuận Hải. Đến tháng 2/1992 tỉnh Ninh Thuận được
xác lập đến nay, An Nhơn thuộc xã Xuân Hải, gồm các thôn: An Nhơn, An
Xuân, Phước Nhơn, An Hòa, Thành Sơn.

3. An Nhơn ngày nay….
Tổng
diện tích canh tác của thôn An Nhơn là 152ha. Trong đó đất ruộng lúa 3
vụ là 98ha, đất màu 34ha, đất vườn có 15ha, đất nhà ơ 5ha. Nhờ sự giúp
đỡ của CLB khuyến nông và kinh nghiệm sản xuất của nông dân nên ngành
nông nghiệp ở An Nhơn khá phát triển. Mỗi năm với 3 vụ lúa, năng suất
bình quân 15 tấn/ha/năm. Trên diện tích canh tác đất rẫy hàng năm nhân
dân trồng chủ yếu là các thứ cây màu như: bobo, bắp, đậu… Tuy nhiên
năng suất còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.
Về
chăn nuôi: người dân chăn nuôi chủ yếu là các loài gia súc có sừng như:
bò dê, cừu,… Trong đó đàn bò có: 342 con, dê và cừu: 514 con. Tuy
nhiên, trong chăn nuôi việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển
giống con, đồng cỏ chưa được chú trọng lắm. Thức ăn gia súc chủ yếu phụ
thuộc vào đồng cỏ tự nhiên nên trong hạn hán còn gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung, trồng trọt và chăn nuôi là 2 nguồn thu nhập chính để người dân An Nhơn ổn định đời sống kinh tế.Với
tập quán của người Chăm là chủ yếu sống bằng nghề nông nên trong thương
nghiệp người dân An Nhơn chủ yếu là buôn bán nhỏ. Trong thôn chỉ có một
vài quán hàng buôn bán các mặt hàng xa xỉ phẩm.
Trong đời sống hàng ngày, việc mua bán của nhân dân chủ yếu là tập trung qua chợ làng An Xuân.Sau những ngày mùa, nông dân bà con trong thôn xóm cùng đi bán thuốc
Nam để tăng thêm thu nhập kinh tế gia đình. Thuốc nam là một chuyên
nghề gia truyền, do đó người dân trong thôn An Nhơn cũng đã có một cuộc
sống khá ổn định.


Cùng với sự phát
triển về nông nghiệp thì tình hình thực trạng thương nghiệp cần phải
được chú trọng hơn để có thể phát triển toàn diện bộ mặt đời sống kinh
tế của nhân dân thôn nhà.
Thôn
An Nhơn về dân số chủ yếu là người Chăm có 349 hộ- 1936 nhân khẩu,
trong đó có 932 nam giới còn lại là nữ. Nghề sinh sống chính của nhân
dân là làm ruộng, lúa nước, chăn nuôi gia súc có sừng: bò, dê, cừu,…
đặc biệt không nuôi heo. Một ít hộ còn lưu giữ nghề truyền thống dệt
thổ cẩm và một số người chuyên làm nghề bán thuốc
Nam gia truyền.
Thôn
An nhơn có hai tôn giáo, đa số theo hồi giáo Bà Ni còn lại theo hồi
giáo IsLam. Trong thôn có hai thánh đường để người dân đi lễ vào các
ngày thứ sáu hàng tuần. Trong dịp tết cổ truyền Ramưwan các ông thầy
“Pô ACar” theo đạo hồi giáo Bà Ni phải ở trong chùa cả một tháng (tháng
chay), mỗi năm một lần, lễ Suk Yơng (Suk luân phiên) ở 7 thánh đường
hồi giáo Bà Ni trong tỉnh.

AN NHƠN XƯA VÀ NAY P1140005
Thánh đường Chăm Bani (ảnh: Isvan)
Về tín ngưỡng, hàng năm vào đầu năm Chăm lịch có lễ hội Rija Nưgar để cầu nguyện “quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa”.Đối
với một sồ tín đồ, từ ngày sinh đến ngày chết có nhiều lễ như: Kak Kado
(cột Kado cho em bé dưới 1 năm tuổi), Lisei Arham (lúc 15 tuổi cho
nam), Ek Karak (cho nam từ 15 tuổi trở lên), Karơh (lúc 15 tuổi cho
nữ), Katat (lúc 10 tuổi cho nam), Pakhah (lễ cưới), Padhi (đánh từng),
ngoài ra còn có các lễ cúng khác…
Tín đồ Bà Ni thực hiện tất cả các lễ nghi riêng biệt để phuc vụ đức thánh Allah.
AN NHƠN XƯA VÀ NAY P1160440
Thánh đường Islam (ảnh: isvan)
Ngoài
ra các tín đồ hồi giáo Bà Ni còn phải thờ phụng tổ tiên, tôn kính ông
bà. Với truyền thống của xóm làng, người dân thôn An Nhơn luôn giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng và dân tộc. Từng bước
loại bỏ dần những hủ tục, tổ chức các lễ nghi: việc cưới, việc tang, lễ
hội… theo nếp sống văn hóa phù hợp với phong tục tâp quán để người dân
luôn có một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

AN NHƠN XƯA VÀ NAY P1160366
Lễ tảo mộ trong ngày Ramâwan

Về Đầu Trang Go down
 

AN NHƠN XƯA VÀ NAY

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trả lời nhanh - Quick reply
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’-.::Forum trường THPT Tháp Chàm::.-‘๑’- :: Quê hương ta đó :: Hình ảnh quê hương-
 


Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất