-‘๑’-.::Forum trường THPT Tháp Chàm::.-‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

-‘๑’-.::Forum trường THPT Tháp Chàm::.-‘๑’-


 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửi cuối
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 17/1/2016 18/1/2016 19/1, Mu ra ngày 17/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 16/1/2016 17/1/2016 18/1,opEn Beta ngày 16/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM, Mu Open ngày 15/1/2016 16/1/2016 17/1, Mu ra mắt ngày hôm nay 15/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 14/1/2016 15/1/2016 16/11,Mu Open ngày hôm nay 14/1/2016
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 13/1/2016 14/1/2016 15/11, Mu ra ngày 14/1/2016
Mu QUYỀN LỰC.VN, MU OPEN NGÀY 23/12 24/12 25/12 , MU RA NGÀY 23/12 24/12 25/12, MU MỚI RA NGÀY 23/12 24/12 25/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 23/12 24/12 25/12
Mu QUYỀN LỰC.VN MU OPEN NGÀY 20/12 21/12 22/12, MU MỚI RA NGÀY 20/12 21/12 22/12, MU MỚI RA OPEN NGÀY 20/12 21/12 22/12
MUHÀNỘI24H.COM,Mu Open ngày 17/12 18/12 19/12/2015, Mu ra ngày 17/12
LãNH ĐỊA MU. NET, MU OPEN NGÀY 12/12 , MU RA NGÀY 12/12, MU MỚI RA NGÀY 12/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 12/12
LãNH ĐỊA MU. NET, MU OPEN NGÀY 8/12 9/12 , MU RA NGÀY 8/12 9/12, MU MỚI RA NGÀY 8/12 9/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 8/12 9/12
LãNH ĐỊA MU. NET, MU OPEN NGÀY 5/12 6/12 7/12 , MU RA NGÀY 5/12 6/12 7/12, MU MỚI RA NGÀY 5/12 6/12 7/12 , MU MỚI OPEN NGÀY 5/12 6/12 7/12
LÃNH ĐỊA MU. NET, MU MỚI RA OPEN NGÀY 4/12 5/12 6/12 , MU OPEN NGÀY 4/12 5/12 6/12 , MU RA NGÀY 4/12 5/12 6/12
MUHÀNỘI 24H.COM,MU Open ngày 1/12 2/12 3/12/2015,MU open ngày hôm nay 1/12/2015
LÃNH ĐỊA MU.NET, MU OPEN NGÀY 30/11 , MU MỚI RA NGÀY 30/11 , MU RA NGÀY 30/11 , MU MỚI OPEN NGÀY 30/11 LÃNH ĐỊA MU.NET, MU OPEN NGÀY 30/11 , MU MỚI RA NGÀY 30/11 , MU RA NGÀY 30/11 , MU MỚI OPEN NGÀY 30/11
LãNH ĐỊA MU.NET,MU OPEN NGÀY 30/11 , MU RA NGÀY 30/11 MU MỚI RA NGÀY 30/11 , MU MỚI OPEN NGÀY 30/11 , MU MỚI RA OPEN NGÀY 30/11

















Share | 
  DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂMXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Bài gửiTiêu đề: DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂMDIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM I_icon_minitime14/5/2010, 18:43
DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM Thtx_01DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM Thtx_02DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM Thtx_03
DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM Thtx_04Mr.TàiDIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM Thtx_06
DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM Thtx_07DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM Thtx_08DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM Thtx_09
Mr.Tài
Admin

Admin

http://teen12b1.forum3.info
Thông tin thành viên :
Click ! Nam Song Ngư Tổng số bài gửi : 247
TCcoin: : 26234
Thanks : 3
Birthday 08/03/1991
Tham gia ngày : 07/05/2010
Tuổi : 33
Đến từ Thiên Đình

Chủ đề : DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM
--------------------------------------------------


Ngày
nay người Chăm ở khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận vẫn còn phố biến rất
nhiều các loại diều truyền thống. Thả diều không chỉ là một trò chơi
truyền thống mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt trong một số nghi lễ của một
số dòng họ của tộc người Chăm.

Người Chăm gọi diều là kalang, từ vừa đồng âm vừa đồng nghĩa với loại chim diều (hâu). Nhiều tộc người ở Đông Nam Á có tên diều giấy trùng với tên loại chim diều hâu như ở Campuchia, diều giấy và chim diều đều là Khlen, ở Malaysia gọi diều là layang, người Thái gọi là kula, người Mơnông gọi là Khang, người ÊĐê gọi là Hlang, người Raglai gọi là kala(kalat)…Ở
người Việt, diều giấy và chim diều vừa là đồng âm vừa là cùng nguồn
gốc. Diều có vị trí đặc biệt trong văn hóa Chăm nói riêng và nhiều tộc
người ở Đông Nam Á nói chung.

1. Các loại diều truyền thống của người Chăm

Người Chăm có 6 loại diều chính gắn với đặc điểm riêng của mỗi loại:

- Diều hình tròn (kalang aia harei): tượng trưng cho mặt trời. Đây là loại diều thông dụng nhất của người Chăm.

- Diều bán nguyệt (kalang aia bilan tâh baoh): tượng trưng cho hình ảnh mặt trăng bán nguyệt.

- Diều hình tứ giác (kalang baoh tanâh): tượng trưng cho mặt đất vuông.

- Diều hình trăng khuyết (kalang kan wang): tượng trưng cho hình ảnh trăng khuyết và các vì tinh tú trên trời.

- Diều đực (kalang tanaow):
tượng trưng cho hình ảnh người đàn ông. Cái đuôi tượng trưng cho
đôi chân và xarong của người đàn ông. Cái đầu có sáo kawao
tượng trưng cho cái khăn quấn trên đầu. Hai bên diều có gắn hoa
tai, tượng trưng cho hình ảnh cái taibri trên chiếc khăn lễ của
các vị chức sắc. Hai thanh tre ốp phía dưới thân diều tượng
trưng cho bộ phận sinh dục nam.

- Diều cái (kalang binai):
tượng trưng cho hình ảnh của người phụ nữ. Hình ảnh từng chi
tiết của diều cái cũng tượng trưng giống hình ảnh của diều
đực. Tuy nhiên, ở diều cái không có thanh tre ốp tạo nên
2 hình tam giác ở dưới thân diều – điều này giúp phân biệt rõ
giữa diều đực và diều cái.




2. Ý nghĩa của tục thả diều của người Chăm

Thả diều không chỉ là một trò chơi truyền thống Chăm. Việc thả diều hàng năm đã trở thành tục lệ
của người Chăm sau mùa mưa vào khoảng tháng 11 - 12 Chăm lịch để
cầu mong tạnh ráo, cầu gió mát trăng thanh. Lúc bấy giờ nông nghiệp cần
khô ráo để thu hái, phơi phóng. Lúc này, cánh diều thực hiện vai
trò của nó: đem lại tiết trời khô hanh cho người nông dân phơi
phóng nông sản. Cánh diều lúc này chính là sứ giả mang đến
những điều tốt đẹp trọn vẹn của mùa màng.


Theo quan niệm của đồng bào Chăm, cánh diều sẽ là sợi dây liên lạc hai thế giới tổ tiên muk kei
và thế giới người đang sống để báo cáo tình hình làm ăn cũng như sức
khỏe của con cháu cho tổ tiên biết, đồng thời cầu xin tổ tiên ban phúc
lành năm tới. Hàng năm cứ đến tháng 11 Chăm lịch, dòng họ Pô Yang-Ing
thường tổ chức lễ cúng papar kalang để cầu xin những điều tốt đẹp nhất đến với các thành viên của dòng họ mình.

Tín
ngưỡng phồn thực là một tư tưởng phổ biến được biểu hiện trong văn hóa
Chăm. Dựa trên hình ảnh của các loại hình dáng chiếc diều, có thể nhận
thấy được sự hòa hợp các yếu tố: trời - đất, đực – cái, đất – nước, mặt
trời – mặt trăng, không trung – mặt đất, hình tròn – hình vuông… các
cặp đối trên luôn có tính chất trái ngược nhau nhưng người Chăm luôn
đặt chúng bên cạnh nhau, hòa hợp nhau tạo thành một thể thống nhất. Có
như vậy thì mới mưa thuận gió hòa; con người, cây cối, vật nuôi mới
sinh sôi nảy nở; sức khỏe dồi dào, an khang nhân thịnh, con cháu đầy đàn. Mỗi
khi những cánh diều tung bay trên bầu trời, người ta lại liên tưởng đến
hình ảnh những đôi trai gái đang tỏ tình bên nhau và kết quả tốt đẹp
nhất là chính là những cặp diều sóng đôi với nhau trên không trung. Lúc
đó, âm – dương sẽ giao hòa với nhau, vạn vật sẽ sinh sôi, nảy nở.

Thả
diều từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống và có vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm. Thả diều không chỉ là
một trò chơi thông thường mà sâu xa hơn nó chính là chiều sâu tâm
nguyện cũng như triết lý sâu sắc của tộc người Chăm.





DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM IMG_0202
Diều cái có gắn cặp sáo

DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM IMG_0257

Diều trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Chăm

Về Đầu Trang Go down
 

DIỀU TRONG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHĂM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trả lời nhanh - Quick reply
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’-.::Forum trường THPT Tháp Chàm::.-‘๑’- :: Quê hương ta đó :: Tin tức-
 


Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất